Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

Ý NGHĨA ÔNG TÁO VỀ TRỜI

Táo Quân hay người dân thường gọi là ông Táo, có nguồn gốc từ sự tích Trung Hoa gồm 3 vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ). Còn theo tín ngưỡng Việt Nam, Táo quân gắn với giai thoại "2 ông - 1 bà", vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.



Chuyện kể rằng: "Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, ăn ở với nhau lâu mà vẫn chưa có con nên đã cãi cọ nhau, Trong Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà đi, sau đó, gặp và bằng lòng với Phạm Lang. 

Khi Trọng Cao hết giận vợ, thấy có lỗi nên đã đi tìm vợ. Nhưng trên đường đi tìm vợ, anh đã tiêu sạch tiền nên đành phải ăn xin. Vô tình Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà rồi kể hết sự tình. 

Bất thình lình, Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thây Trọng Cao đã chết nên nhào vào đống rơm chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh bất ngờ, thấy vợ chết, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ".

Linh hồn của 3 vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy 3 người đều có nghĩa nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Mỗi năm, cứ đến tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng Đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong một năm.

Nói về phong tục cúng bái trong ngày lễ này cũng có sự khác biệt:

Phong tục cúng ông Táo ở miền Bắc


- Thời gian: từ 20 đến giữa trưa 23 tháng Chạp.
- Lễ vật: Cá chép (là "phương tiện" để tiễn ông Táo về Trời). Sau nghi lễ, cá được phóng sinh về ao hồ để "hóa rồng" cõng ông Táo về Trời; Bộ áo mũ giấy; thức xôi, chè.

Phong tục cúng ông Táo ở miền Trung


- Thời gian: tối ngày cuối tháng, đầu tháng và giữa tháng.
- Lễ vật: con ngựa giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật; Dựng nêu trước nhà hay sân đình trong sáng 23.
Trưa 23 tháng Chạp, sau khi tiến hành cúng, họ tiễn ông Táo bằng tượng đến ngã 3 đường. Sau đó, khấn vái xin phép ông trời đưa tượng mới về nhà thờ cúng.

Phong tục cúng ông Táo ở miền Nam



- Thời gian: buổi tối hoặc nửa đêm. Với quan niệm cho rằng, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng thì lễ cúng sẽ được thực hiện để tránh làm phiền đến các Táo.
- Lễ vật: Tùy điều kiện; chè trôi nước; kẹo mè đen, đậu phộng; 3 chung nước nhỏ; đặc biệt là bộ "Cò bay, ngựa chạy"; 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo.
"Cò bay, ngựa chạy" là hình giấy hình con cò và con ngựa (khác với miền Bắc là sử dụng khung tre) dùng để hóa thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. 

Sự khác nhau giữa văn hóa các vùng miền đã tạo nên sắc màu đặc trưng cho các tâp tục của Việt Nam. Những phong tục được đúc kết bởi cha ông đáng để người đời sau giữ gìn và phát huy.




Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa