Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

7 ĐIỂM NGHẼN PHÁP LÝ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Gần đây, Hiệp Hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa công bố danh sách các điểm nghẽn pháp lý đã và đang đe dọa thị trường nhà ở, khiến cho thị trường BĐS "lao đao" vì khan hiếm nguồn sản phẩm. Đây cũng chính là nguyên nhân giá BĐS bị đội lên rất cao bất chấp sự tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19.

Theo dữ liệu của nhiều đơn vị khảo sát và Sở Xây dựng TP. HCM, số lượng sản phẩm BĐS của thành phố năm 2020 giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức giá thấp kỷ lục trong 10 năm qua. Điều đáng nói hơn là số lượng căn hộ đang được sự trong đợi của khách hàng nằm trong phân khúc căn hộ vừa túi tiền chỉ chiếm 1% rổ hàng. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết 7 điểm nghẽn pháp lý đã phong tỏa nguồn cung nhà ở trong thời gian qua.



Thứ nhất là vướng mắc về thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp.

Thứ hai là vướng mắt do quy định dự án phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư (quy định tại Khoản 2 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở).

Thứ ba là vướng mắc trong việc xử lý các thửa đất thuộc diện Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong dự án.

Thứ tư là vướng mắc với các dự án đã có Quyết định chủ trương đầu tư, nhưng "nhà đầu tư" không thể trình duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, do nhà đầu tư không được coi là chủ đầu tư.

Thứ năm là vướng mắc về công tác xác định giá đất dự án, thẩm định giá đất để tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chủ đầu tư dự án nhà ở và người mua nhà bị kéo dài, thường mất trên dưới 3 năm.

Thứ sáu là vướng mắc do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thì mới được công nhận chủ đầu tư, được cấp Giấy phép xây dựng, Trong khi đó, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh BĐS chỉ yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất dự án trước khi bán sản phẩm hoặc xin giấy cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ), chứ không yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất rồi mới được khởi công xây dựng.

Thứ bảy là vướng mắc trong xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư, dự án nhà ở sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, do sắp xếp lại trụ sở làm việc, di dời nhà xưởng ô nhiễm (quy định tại Nghị định 167 được Chính phủ ban hành năm 2017).

Ông Châu đánh giá, về mặt lý thuyết, một số vướng mắc đã được giải quyết thông qua một số Văn bản Luật và Nghị định của Chính phủ vào cuối năm 2020 nhưng vẫn cần thêm thời gian để đi vào cuộc sống trong năm 2021.

Tuy nhiên, Chủ tịch HoREA cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ, thiếu tính liên thông của một số quy phạm pháp luật như Trung ương đã nhận định điểm nghẽn thể chế pháp luật là một trong 3 điểm nghẽn của nền kinh tế.

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa