Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

TRIỂN VỌNG CỦA VIỆT NAM SẼ GÓP PHẦN ĐƯA ASEAN TRỞ THÀNH NỀN KINH TẾ LỚN THỨ 4 THẾ GIỚI NĂM 2030

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chỉ ra rằng, khu vực ASEAN dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030.

Nhìn lại năm 2020 với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, riêng khu vực ASEAN lại đang cho thấy khả năng phục hồi lớn chính sách ổn định cùng hứa hẹn phân phối vaccine tại các quốc gia bao gồm Việt Nam và Singapore.

Thứ nhất, đảm bảo hợp tác có hiệu quả trong khu vực và trên thế giới.

Theo đại diện của WEF, ông Lee Joo Ok, hợp tác có hiệu quả giữa các nước thành viên là một trong những nguyên tắc được đặt ra ngay từ khi thành lập cộng đồng ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch, các quốc gia đã hoàn toàn xóa bỏ ranh giới để nhất trí thành lập các Quỹ Ứng phó ASEAN Covid-19, Dự trữ Vật tư Y Tế ASEAN và gần đây nhất là thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai (ACRF).

Bên cạnh đó, ASEAN cũng chú trọng hợp tác đa phương với các quốc gia bên ngoài thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, bao gồm 5 đối tác thương mại chính: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Cho đến nay, RCEP là hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson kỳ vọng đến năm 2030, RCEP sẽ bổ sung vào nền kinh tế thế giới 186 tỷ USD/năm.



Về phía Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, nhiều chủ trương, chính sách được ban hành kịp thời và bao phủ, các gói hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội đã bước đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh đó là khả năng chống chịu và sự đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đã giúp Việt Nam duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô khá ổn định và được thế giới đánh giá cao trong kiểm soát, đối phó dịch Covid-19.

Theo số liệu cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề , nhiều DN phá sản hoặc ngừng hoạt động. Sau 10 tháng, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 41.800 DN, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019 và 13.500 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, cộng đồng DN Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Kết quả, trong 10 tháng, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế xấp xỉ 3.8 triệu tỷ đồng và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489.1 tỷ USD tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 254.6 tỷ USD tăng 5,3% và nhập khẩu đạt 234.5 tỷ USD, tăng 1.5%. Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục là 20.1 tỷ USD.


Thứ hai, mở rộng kết nối và ưu tiên chuyển đổi số

Ông Lee Joo Ok nhấn mạnh, khu vực ASEAN đã chứng kiến tốc độ chuyển đổi số chưa từng có. Số liệu được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố có 87% thanh niên đã tăng cường sử dụng ít nhất 1 công cụ so với thói quen sử dụng trước, 42% thanh niên chọn ít nhất 1 công cụ số mới và cứ 4 người bán hàng trên trang thương mại điện tử thì có 1 người là dùng lần đầu.

Để thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số này, ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các chính sách như khuôn khổ thanh toán xuyên biên giới, kế hoạch thúc đẩy sản xuất thông minh và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái 5G. Cùng với đó là việc triển khai Sáng kiến ASEAN số nhằm góp phần vào quá trình chuyển đổi. 

Thứ ba là chú trọng nâng cao tính bền vững

Theo ông Lee, ASEAN phải hướng tới mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và khuyến khích đầu tư thân thiện với môi trường.Tại Việt Nam và Indonesia, Đối tác Hành động Nhựa toàn cầu của WEF đã khởi tạo quan hệ đối tác quốc gia nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan phát triển và khu vực tư nhân nhằm gia tăng các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.







Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa