Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

5 TUYẾN CAO TỐC KẾT NỐI SÂN BAY LONG THÀNH

Dự án sân bay quốc tế Long Thành dự kiến khởi công đầu năm 2021, công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất 3 giai đoạn vào năm 2040. Sân bay Long Thành sẽ được kết nối với các tỉnh thành bằng 3 tuyến cao tốc và 2 tuyến đường sắt trong tương lai. 

1. Cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

Cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là đường cao tốc thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc quận 2, TP HCM và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Chiều dài 55,7 km gồm 4 làn xe được khởi công xây dựng vào ngày 3/10/2009 với vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng. Là tuyến đường quan trọng giúp kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Mới đây, để hạn chế tình trạng ùn tắc diễn ra trên tuyến đường này, Bộ Giao Thông Vận Tải đồng ý mở rộng 24km từ nút giao An Phú (Quận 2, TP HCM) đến huyện Long Thành (Đồng Nai) lên 8 làn xe vào năm 2025 với kinh phí hơn 9.800 tỷ đồng. Sau năm 2040, đoạn này sẽ được mở rộng lên 10 làn xe. Riêng 31km từ Long Thành đi Dầu Giây sẽ giữ nguyên quy mô 4 làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.

2. Cao tốc Bến Lức - Long Thành 

Cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài 47km được khởi công vào 7/2014 với vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng sử dụng vốn tài trợ của ADB và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai. Đây là cao tốc lớn nhất miền Nam kết nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Khi sân bay Long Thành hoạt động sẽ giảm tải cho cao tốc Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 1A.

3. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 77,8 km, được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 2016 với vốn đầu tư hơn 23.700 tỷ đồng. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giải tỏa áp lực QL 51. Đây là tuyến đường huyết mạch của TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu. Dự kiến công trình hoàn thành năm 2025, có 6 làn xe và thời gian thu phí 23 năm.


4. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là một trong ba dự án cao tốc được Quốc hội thông qua với đầu tư công, sử dụng vốn trung hạn 2020 - 2025, khởi công hôm 30/9. Dự án dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, điểm đầu tại đoạn nối từ quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, điểm cuối nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận. Sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe. Bề rộng nền đường 32.25m. Vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km. Toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông. 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km. Dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2022.

Khi hoàn thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với trục cao tốc Bắc - Nam. Tuyến đường sẽ thu hút đầu tư và góp phần khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển Nam Trung Bộ và đặc biệt là sân bay Long Thành.

5. Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt

Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt có chiều dài hơn 200 km từ thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến đầu đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được chia ra làm 3 dự án thành phần

Dự án từ Dầu Giây đến Tân Phú dài 60km qua 3 huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú (Đồng Nai) với tổng kinh phí 6.400 tỷ đồng. Tuyến đường thiết kế 4 làn xe, tốc độ 80 - 100km/h

Dự án từ Tân Phú đi Bảo Lộc dài 67km với 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Huoai, Đạ Terl, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc (Lâm Đồng). Giai đoạn đầu, đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Đây cũng là một trong những dự án ưu tiên đầu tư trước để "chia lửa" cho đèo Bảo Lộc thường xuyên bị sạt lở do thời tiết.

Dự án thành phần còn lại từ Bảo Lộc - Liên Khương dài 73 km. Với 12.000 tỷ đồng, thiết kế đường 4 làn xe, tốc độ 100km/h

Khi toàn tuyến cao tốc hoàn thành, giao thông kết nối miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trở nên thuận lợi hơn, giảm tải cho QL 20, rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 khu vực. Nếu Bộ Giao thông Vận Tải đồng ý, dự án sẽ được khởi công trong quý III năm 2022 và hoàn thành năm 2025.

Bên cạnh đó, còn có đường sắt cao tốc Bắc - Nam và đường sắt nhẹ Thủ Thiêm. Đường sắt cao tốc Bắc - Nam với vốn đầu tư hơn 58 tỷ USD. Cùng với đường sắt nhẹ Thủ Thiêm là 2 tuyến đường sắt được thiết kế vào trung tâm sân bay, một nhà ga đường sắt tốc độ cao và một đường sắt nhẹ sẽ được xây dựng trong sân bay giúp hành khách thuận tiện di chuyển. Công trình dự kiến hoàn thành 2032. Sân bay Long Thành giai đoạn 1 chính thức được khởi công vào ngày 5/1 với mục tiêu đưa vào khai thác năm 2025.

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa