Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT ĐỂ HIỂU HƠN VỀ NGHỀ BẤT ĐỘNG SẢN

Bài viết này sẽ nêu ra những điều bạn cần biết để hiểu hơn về ngành Bất Động sản, một ngành nghề cao quý đáng trân trọng!

hiểu rõ hơn về Bất Động Sản
10 điều để bạn hiểu rõ hơn về Bất Động Sản 

1. Môi giới bất động sản chuyên nghiệp khác gì với "cò đất"

Môi giới chuyên nghiệp là những nhà môi giới được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề, được thử lửa tại thị trường bất động sản thông qua các dự án và còn một số tố chất khác. 

Khi thị trường bất động sản phát triển nóng khiến giao dịch nhiều, người người làm môi giới, nhà nhà làm môi giới hay chỉ đơn giản bạn ra đầu đường khu phố bạn ở là thấy ngay vài các chị, các cô đang sẵn sàng dẫn bạn đi coi nhà nếu bạn có nhu cầu. 

Điều này khiến cho những người mua nhà và những người đầu tư loạn thông tin. Mặt khác, có một số môi giới có hành vi không tốt như tư vấn sai để vụ lợi hay lợi dụng chuộc lợi từ bất động sản khách hàng khiến khách hàng thiệt hại gây tiếng xấu cho những người làm bất động sản. Đây là hành vi đáng lên án!

2. Tính chất đặc trưng của nghề môi giới bất động sản

Nghề môi giới bất động sản là một nghề thú vị vì thông qua nghề này bạn có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người giàu có. Bạn có cơ hội tham gia các buổi event bán hàng, buổi công bố dự án hay chỉ đơn thuần là các buổi Team Building gắn kết các thành viên trong công ty. 

Nghề này bạn sẽ đi nhiều, biết nhiều về bất động sản, giá bán, tâm lý và làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau như: Ngân hàng, chứng khoán, xây dựng hay những người làm về báo chí và truyền thông,...

Nghề môi giới tuy hấp dẫn nhưng nhiều thử thách, nếu bạn cảm thấy yêu nó thì cơ hội thành công từ nghề này rất cao bởi hoa hồng từ môi giới rất hấp dẫn.

3. Bất động sản là một ngành lớn, riêng biệt có sự đóng góp Siêu to khổng lồ cho nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung.

Bất động sản là một ngành lớn và ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

Cụ thể là các ngân hàng thường sẽ rất thích thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo các khoản vay của khách hàng, bởi tài sản bất động sản có giá trị lớn và có tính an toàn về mặt pháp lý.

Nguồn thuế đến từ bất động sản rất lớn. Lấy ví dụ, khi một giao dịch nhà đất phát sinh căn 1 tỷ người bán nộp thuế 20 triệu (tức 2% tổng giá trị tài sản), người mua nộp thuế trước bạ 0,5%/ tổng giá trị căn nhà. 

Tương tự với nhiều giao dịch như vậy, con số sẽ tăng lên bao nhiêu lần? Chưa tính đến nếu hộ kinh doanh đóng thuế môn bài, thuế sử dụng đất...

4. Quyền sở hữu bất động sản

Theo quy định hiện hành về đất đai, đất là tài sản quốc gia nên bạn chỉ có thể sử dụng đất và không thể sở hữu đất. 

Có 2 loại sổ: 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ), 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Sổ Hồng).

5. Bất động sản có nhiều phân khúc và loại hình bất động sản

Bất động sản không chỉ bao gồm đất mà còn bao gồm nhiều loại hình khác như đất nền, nhà phố, căn hộ, biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, mặt bằng thương mại, nhà xưởng cho thuê, đất nông nghiệp, thủy sản... rất nhiều.

Ngoài ra, trong từng loại hình sẽ có các phân khúc khác nhau như đối với thị trường căn hô sẽ có phân khúc bình dân 10-15 triệu/m2, phân khúc tầm trung 16-25 triệu/m2, cao cấp 26-45 triệu/m2, phân khúc siêu sang trên 60 triệu...

6. Hầu như các đại gia, người có tầm ảnh hưởng lớn đều sở hữu bất động sản hoặc giàu lên từ bất động sản

Lấy ví dụ điển hình:

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tích HĐQT Tập đoàn Vingroup, 

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova, 

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC.

7. Có rất nhiều thứ bạn có thể kinh doanh từ bất động sản

Một vòng đời khép kín của bất động sản có thể luân chuyển như sau: Từ một mảnh đất ở vị trí đắc địa bạn có thể xây dựng cơ sở kinh doanh buôn bán hoặc xây chung cư, nhà ở, nhà phố hay biệt thự. 

Tài sản đó sẽ được bán lại cho khách hàng có nhu cầu. Khi khách hàng mua với nhu cầu đầu tư họ sẽ bán lại cho người khác lần lượt như vậy hoặc sẽ cho thuê nó tạo ra dòng tiền cố định hàng tháng...

8. Nghề bất động sản là một nghề đặc biệt, đáng được trân trọng. 

Nhiều người nghe đến cụm từ " Môi giới bất động sản" sẽ gán ngay việc môi giới chỉ đơn thuần là kết nối người mua và người bán rồi nhận tiền hoa hồng. 

Thực tế, công việc này đòi hỏi chuyên môn cao hơn vậy rất nhiều, chúng bao gồm: dịch vụ môi giới, quảng cáo, đấu giá bất động sản, định giá bất động sản, quản lý bất đông sản, kinh doanh cho thuê bất động sản, đầu tư bất động sản, xây dựng các khu công nghiệp cho doanh nghiệp thu, xây tòa nhà cho công ty thuê, kinh doanh, bán căn hộ...

9. Mối liên quan giữa bất động sản - Bản đồ - Quy hoạch

Mấu chốt của việc kinh doanh bất động sản nằm ở mối quan hệ BĐS - Bản đồ - Quy hoạch.

Hầu như ngành nào cũng quan trọng yếu tố này. 

Ví dụ, khi bạn quen biết "người trong ngành" có được thông tin và mua đón đầu các điểm nóng. 

Chủ đầu tư nghe ngóng biết 5 - 7 năm tới con đường lớn nào mở hoặc quy hoạch các khu vực họ mua đất lớn để phát triển dự án.

10. Các dạng đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản có nhiều dạng như đầu tư lướt sóng (mua đi bán lại nhanh chóng kiếm lời), đầu tư dài hạn (cho thuê, chờ tăng giá lâu dài của khu vực,...) đầu tư đảm bảo tài sản tránh cơn bão trượt giá đồng tiền và gửi lãi ngân hàng thấp,...

Cơ hội đầu tư bất động sản rất tiềm năng bởi bất động sản có nhiều sản phẩm, nhiều phân khúc thị trường. 

Tùy theo tài chính của bạn cộng thêm một chút kiến thức và kinh nghiệm đầu tư để cân nhắc sao cho kiếm được nhiều tiền là ok!

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề bất động sản.

Xem thêm thông tin liên quan: 

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa