Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

LỜI CẢNH TỈNH SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

LỜI CẢNH TỈNH SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
Dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho biết bao ngành kinh doanh. Mức độ phản ứng nhanh của doanh nghiệp ra sao với đợt khủng hoảng này cho thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía trước. 
Du lịch đang là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mọi chỉ số kinh doanh đều trở về 0. Thay vì cố gắng tìm phương kế kinh doanh hiện tại, các doanh nghiêp này tìm cách ngủ đông sao cho hiệu quả nhất, để có nhiều năng lượng nhất khi thức dậy.
Nếu như ngành du lịch trở về 0 thì hàng không cũng bám sát đà khủng hoảng này. Trả lời TBKTSG Online, đại diện của Vietnam Airlines cho biết, dịch COVID-19 kéo dài khiến toàn bộ đường bay quốc tế của hãng phải tạm dừng khai thác đến hết tháng 4-2020.
Ở thị trường nội địa, học sinh, sinh viên nghỉ học dài ngày khiến lượng khách vào thời điểm hè không còn đạt đỉnh điểm như trước.
Việc trích lập dự phòng sao cho đúng đắn nhất bởi thời gian dịch bệnh được dập tắt là điều khó khăn nhất lúc này. Để tồn tại qua mùa dịch, Vietnam Airlines đã chủ động làm việc với các nhà cung ứng, đối tác trong chuỗi sản xuất để nhận sự hỗ trợ, giúp cắt giảm chi phí như giãn, hoãn thời gian thanh toán, giảm giá…
Hãng đã phải điều chỉnh tiền lương theo chính sách lương phù hợp với mùa dịch: tạm hoãn hợp đồng làm việc của nhân viên 1-3 tháng không nhận lương để chăm lo cho gia đình, tái tạo sức lao động, đi làm một tuần nghỉ 2 tuần...
Tính đến nay, có 1.400 tiếp viên xin hoãn hợp đồng trong tháng 3, 4, 5, chiếm gần 50% tổng đoàn tiếp viên. Đây chỉ là con số nghỉ tạm thời chứ hãng sẽ không sa thải bất cứ ai lúc khủng hoảng này.
Nhà ga cảng hàng không Tân Sơn Nhất lặng đi trong mùa dịch.

Mới đây, tập đoàn tư vấn bất động sản JLL nhận định đại dịch có thể để lại hậu quả lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình tương lai của doanh nghiệp bất động sản. Chính vì vậy, kế hoạch ứng phó với 4 giai đoạn dành cho các doanh nghiệp trên thị trường đã ra đời.
Đầu tiên, trong giai đoạn từ 1-2 tuần kể từ thời điểm dịch, các doanh nghiệp cần thành lập một nhóm phản ứng khẩn cấp để tìm ra giải pháp duy trì hoạt động kinh doanh, liên tục phân tích dữ liệu nghiên cứu các rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đồng thời cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho truyền thông, tối giản hóa quy trình đưa ra quyết định nhằm bắt kịp tình hình phức tạp.
Ở giai đoạn ngắn hạn từ 3-4 tuần sau đó, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá tình hình liên tục, tăng cường công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa, tập trung quản lý vận hành ở các vị trí quan trọng và đảm bảo duy trì nguồn cung, cẩn trọng với lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Trong giai đoạn trung hạn kéo dài từ 1-3 tháng, bên cạnh những hoạt động đã thực hiện từ trước đó, doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định, giảm tương tác với khách hàng.
Với giai đoạn dài hạn từ 3 tháng trở lên, phương thức làm việc từ xa sẽ dẫn đến những thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp, nhu cầu ứng dụng công nghệ tăng cao giúp phát triển PropTech và MedTech tại nơi làm việc, doanh nghiệp thay đổi nhận thức về tính bền vững trong phát triển.
Các chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch theo từng giai đoạn ngắn hạn. Một số doanh nghiệp đã điều chỉnh mục tiêu doanh số, hạ mức tăng trưởng, cắt giảm ngân sách chi tiêu, ứng dụng công nghệ vào nhiều hoạt động. Về dài hạn, nhiều đơn vị đã có sự thay đổi chiến lược và chuẩn bị nâng cao năng lực của mình.
Nhìn lại cách các doanh nghiệp xoay xở trong mùa dịch bệnh COVID-19 có thể coi là một “bài kiểm tra” đặc biệt để thấy được sức chống chịu của họ như thế nào. Dù biến động, nhiều doanh nghiệp vẫn tin tưởng có thể biến “nguy” thành “cơ” nếu nhận thức đầy đủ trong tầm nhìn dài hạn.

Không có nhận xét nào:

LIÊN HỆ

Cung Cấp Dự Án Căn Hộ Pháp Lý Rõ Ràng - Giá Hợp Lý - Vị Trí Đắc Địa